Thiết bị Bảo hộ lao động là gì?
Thiết bị Bảo hộ lao động (BHLĐ) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ loại thiết bị mà một cá nhân nên sử dụng để giúp ngăn ngừa thương tích khi thực hiện một công việc cụ thể. Để giảm thiểu tai nạn và thương tích tại nơi làm việc, việc đào tạo và sử dụng thiết bị BHLĐ đúng cách là rất quan trọng đối với bất kỳ ngành công nghiệp nào. Dưới đây là một số loại thiết bị BHLĐ cụ thể được yêu cầu trong hầu hết mọi môi trường lao động, bạn hãy cùng mình tìm hiểu nhé!
Mũ bảo hộ lao động
Người lao động được yêu cầu đội mũ bảo hộ lao động theo quy định để bảo vệ bản thân trước những tai nạn có thể gây ảnh hưởng đến phần đầu của họ. Quy định này áp dụng cho các công việc trong nhà máy, nhà kho hoặc phòng thí nghiệm. Ngoài ra, một số nơi còn yêu cầu mũ bảo hộ đặc biệt tùy thuộc vào môi trường làm việc đặc thù của công việc đó.
Các loại mũ bảo hộ bao gồm mũ có gắn đèn của thợ mỏ, sọc phản quang để làm việc vào ban đêm, tấm che mặt cho thợ hàn và phần đính kèm cho kính che mặt hoặc bịt tai.
Màu sắc của mũ bảo hộ giúp nhận biết được người đó đang giữ chức vụ gì
Sử dụng mũ bảo hộ lao động
Nên sử dụng mũ bảo hộ tránh các vật thể rơi có thể gây nguy hiểm do các hoạt động trong quá trình làm việc:
- Người lao động có thể vô tình làm rơi hoặc mất vật liệu, công cụ, thiết bị hoặc các vật dụng khác dẫn đến chấn thương đầu;
- Làm việc ở khu vực đang phá dỡ hoặc xây dựng có rào chắn hoặc có cột mốc, nơi có các mối nguy hiểm trên cao;
- Các đồ vật được cất giữ trên giá, bệ,… có thể rơi và gây thương tích ở đầu;
- Phần đầu tiếp xúc với các loại dây dẫn điện có thể gây giật điện.
Tham khảo một số loại mũ bảo hộ lao động đang được bán trên K&L VINA tại đây
Bảo vệ mắt
Việc gặp chấn thương mắt ở nơi làm việc là điều rất phổ biến trong quá trình lao động. Tuy nhiên, các chuyên gia an toàn và bác sĩ mắt tin rằng việc bảo vệ mắt đúng cách có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng hoặc thậm chí ngăn ngừa đến 90% các chấn thương mắt này.
Kính bảo hộ có nhiều mẫu mã khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng
Những nguy cơ tiềm ẩn đối với mắt mà cần bảo vệ ở nơi làm việc là:
– Tác nhân vật lí (bụi, bê tông, kim loại, gỗ và các hạt khác)
– Hóa chất (bắn tung tóe và khói)
– Sự bức xạ (đặc biệt là ánh sáng nhìn thấy, bức xạ tia cực tím, bức xạ nhiệt hoặc tia hồng ngoại và tia laser)
– Mầm bệnh lây truyền qua đường máu (viêm gan hoặc HIV) từ máu và dịch cơ thể
Nên sử dụng những loại kính bảo hộ khác nhau tùy thuộc vào các mối nguy hiểm tại nơi làm việc của bạn:
– Nếu bạn đang làm việc trong khu vực có cách hạt, vật thể bay hoặc bụi, ít nhất bạn phải đeo kính bảo hộ có bảo vệ bên (tấm chắn bên);
– Nếu bạn đang làm việc với hóa chất, bạn phải đeo kính bảo vệ mắt khỏi hơi hóa chất gây tổn thương mắt;
– Nếu bạn đang làm việc gần bức xạ nguy hiểm (hàn, laze hoặc sợi quang), bạn phải sử dụng kính bảo hộ chuyên dụng cho công việc đó như kính chống tia UV.
Tham khảo một số loại kính bảo hộ chuyên dụng đang được bán trên K&L VINA tại đây.
Bảo vệ thính giác
Thiết bị bảo vệ thính giác có thể được sử dụng khi môi trường làm việc có nhiều tiếng ồn có thể gây ảnh hưởng đến tai mà không thể kiểm soát được thông qua các biện pháp kĩ thuật hoặc khi thực hiện công việc.
Thiết bị bảo hộ thính giác
Các loại thiết bị bảo vệ thính giác
Có các loại cơ bản:
- Nút tai đúc
- Nút tai đúc có thể tùy chỉnh
- Bịt tai
Đối với mức độ tiếng ồn cao, nên sử dụng kết hợp nút tai và bịt tai để mang lại mức độ bảo vệ cao nhất.
Tham khảo thiết bị bảo vệ tai đang được bán tại K&L VINA tại đây.
Bảo vệ đường hô hấp
Mặt nạ: Mặt nạ phòng độc là thiết bị được sử dụng để giảm mức độ tiếp xúc của người lao động đối với các mối nguy hiểm về đường hô hấp, chẳng hạn như khói, sương mù, khí, hơi hoặc bụi có hại.
Khẩu trang than hoạt tính: giúp bảo vệ, ngăn ngừa bụi khuẩn không bị lây nhiễm bệnh hay những chất độc hại qua đường hô hấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như viêm phổi, viêm họng…
Đeo khẩu trang bảo hộ để bảo vệ đường hô hấp
Tham khảo các loại khẩu trang bảo hộ đang bán trên K&L VINA tại đây.
Găng tay bảo hộ
Vì có rất nhiều loại chấn thương có thể xảy ra tùy thuộc vào công việc khác nhau nên việc lựa chọn găng tay phù hợp cho từng loại công việc có thể gặp khó khăn. Việc lựa chọn găng tay không những phải phụ thuộc vào các nguy cơ tiềm ẩn mà còn phải dựa vào tính chất hoạt động của công việc để chọn ra được găng tay phù hợp. Một số thông tin dưới đây có thể giúp bạn trong quá trình lựa chọn găng tay bao gồm:
Vị trí cần bảo vệ?
- Bàn tay
- Cẳng tay
- Cánh tay
Các mối nguy cần chú ý?
- Nhiệt
- Điện
- Rung lắc
- Vết cắt và vết thủng
- Chống mài mòn và mài mòn
Điều quan trọng là người lao động phải sử dụng găng tay được thiết kế đặc biệt cho các mối nguy hiểm và các hoạt động xuất hiện trong công việc của họ. Cần phải có nhiều loại găng tay bảo vệ chống lại nhiều loại nguy cơ khác nhau. Nói chung, găng tay được chia thành bốn loại:
- Găng tay bằng da, vải canas hoặc lưới kim loại:
- Găng tay vải;
- Găng tay chống hóa chất và chất lỏng;
- Găng tay cao su cách điện.
Tham khảo một số loại găng tay bảo hộ đang được bán tại K&L VINA tại đây.
Sự bảo vệ cơ thể
Quần áo bảo vệ cơ thể bao gồm:
- Bộ quần áo bán thân và toàn thân
- Tạp dề, xà cạp, bảo vệ tay áo
- Bộ quần áo chịu nhiệt
- Quần áo bảo hộ làm mát
- Bộ quần áo bảo vệ bức xạ
- Yếm làm bằng vật liệu không thấm nước để ngăn tiếp xúc với hóa chất và chất độc hại
Vật liệu dùng để bảo vệ cơ thể:
Các chất liệu như cao su, chất dẻo, da, sợi tổng hợp, bông, v.v. được sử dụng cho quần áo bảo hộ để tránh khỏi các mối nguy vật lý, hóa học và sinh học; và ngoài ra còn bảo vệ cơ thể hoặc như lá chắn chống lại axit, kiềm, nhiệt độ khắc nghiệt, độ ẩm, dầu và nhiều mối nguy khác.
Tham khảo một số quần áo bảo hộ tại K&L VINA tại đây.
Giày bảo hộ
Giày bảo hộ phải được mang để bảo vệ tránh khỏi các nguy cơ:
- Vật rơi hoặc lăn
- Lỗ thủng
- Tiếp xúc hóa chất hoặc ăn mòn
- Điện giật
- Bỏng
- Trượt và ngã
Giày bảo hộ là một vật dụng không thể thiếu để bảo vệ đôi chân người lao động
Cách xác định loại giày
Chọn giày bảo hộ tùy thuộc vào mức độ của nguy cơ. Ví dụ:
- Giày có mũi thép để chống va đập (Đối với các vật rơi, hãy sử dụng giày có mũi bằng thép.)
- Bộ phận bảo vệ cổ chân để chống lại tác động phía trên ngón chân (Sử dụng bộ bảo vệ cổ chân nếu có nguy cơ đối với vùng cổ chân phía trên các ngón chân.)
- Đế giày bằng kim loại dẻo được gia cố hoặc bên trong để bảo vệ khỏi bị thủng (trừ khi có nguy cơ tiếp xúc điện)
- Mang giày dép chống hóa chất (ví dụ: cao su, cao su tổng hợp) ở những khu vực có khả năng bị bắn hóa chất hoặc ăn mòn.
- Thay giày dép đã mòn.
- Dép và giày hở mũi bị cấm trong phòng thí nghiệm và các khu dịch vụ ăn uống (vì lý do an toàn và vệ sinh)
Tham khảo một số giày bảo hộ đang được bán trên K&L VINA tại đây.
Với tất cả điều nêu trên, người lao động nên hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ bảo hộ lao động từ đó lựa chọn thiết bị phù hợp với từng mục đích cụ thể. Nên nhớ rằng an toàn chính là yêu cầu hàng đầu trong việc sử dụng lao động.