Tổng quan về tiêu chuẩn ASTM F2413 & EN ISO 20345

Tiêu chuẩn ASTM F2413 và tiêu chuẩn EN ISO 20345 là hai tiêu chuẩn hàng đầu về giày bảo hộ. Hai tiêu chuẩn này đưa ra các biện pháp thử nghiệm khác nhau nhưng cùng một mục đích đó là mang lại chất lượng tốt nhất cho đôi giày bảo hộ lao động.

Các tiêu chuẩn được in trên các sản phẩm thiết bị bảo hộ lao động được coi như là những chứng nhận rằng sản phẩm đó đã trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt cùng với nhiều phương pháp thử nghiệm khác nhau. Tiêu chuẩn được kiểm định từ những đơn vị càng uy tín thì sản phẩm sẽ càng được tin tưởng để mua và sử dụng

Tiêu chuẩn ASTM F2413 và tiêu chuẩn EN ISO 20345 là hai tiêu chuẩn hàng đầu về giày bảo hộ. Hai tiêu chuẩn này đưa ra các biện pháp thử nghiệm khác nhau nhưng cùng một mục đích đó là mang lại chất lượng tốt nhất cho đôi giày bảo hộ lao động.

Cùng ECO3D tìm hiểu về tổng quan tiêu chuẩn ASTM F2413 và tiêu chuẩn EN ISO 20345 trong bài viết ngày hôm nay.

Tiêu chuẩn ASTM F2413

 

Khái niệm tiêu chuẩn ASTM F2413

ASTM F2413 bao gồm các yêu cầu tối thiểu về thiết kế, hiệu suất, thử nghiệm, ghi nhãn và phân loại, đồng thời quy định các tiêu chí phù hợp, chức năng và hiệu suất cho giày bảo hộ lao động được thiết kế mang để chống lại nhiều mối nguy hiểm tại nơi làm việc có thể dẫn đến thương tích cho chân của người sử dụng.

Tiêu chuẩn ASTM F2413 là tiêu chuẩn về hiệu xuất bảo vệ của giày bảo hộ cao cấp. Cùng với tiêu chuẩn F2412 là phương pháp kiểm tra tiêu chuẩn bảo vệ chân thì đây là hai tiêu chuẩn hàng đầu của Mỹ về phương pháp và hiệu suất bảo vệ của giày bảo hộ.

Tiêu chuẩn F2413 là tiêu chuẩn được thay đổi và dựa trên tiêu chuẩn ANSI Z41.1 – 1991 theo quyết định của tổ chức OSHA. Trải qua nhiều lần phát triển và thay đổi đến nay tiêu chuẩn ASTM F2413 đã được người lao động tin tưởng sử dụng những sản phẩm có thể đáp ứng được tiêu chuẩn này.

Các yêu cầu về hiệu xuất của tiêu chuẩn ASTM 2413

  • Chống va đập phần mũi giày: Phần mũi giày của một đôi giày bảo hộ không nhất thiết phải được làm bằng thép nhưng phải có khả năng chống chịu tác động từ bên ngoài đến phần mũi giày. Khả năng chống chịu này được chia thành 4 loại tùy vào sản phẩm
  • Đế chống sốc vùng gót chân: Khả năng chịu lực nén, giảm sốc ở phần gót chân của người sử dụng.
  • Tính năng dẫn điện: Làm giảm tối đa nguy cơ xảy ra tích tụ điện và khả năng bắt lửa của chất nổ cùng với hóa chất.
  • Khả năng chống điện giật: Phần đế giày được làm từ chất liệu có khả năng cách điện tốt bởi những tai nạn do ngành điện gây ra luôn để lại hậu quả nghiêm trọng về người lẫn tài sản. Đây là yêu cầu bắt buộc cần phải có của những sản phẩm nếu muốn đáp ứng được tiêu chuẩn ASTM F2413
  • Khả năng chống vật sắc nhọn đâm thủng: Tại công trường, công xưởng có rất nhiều những vật sắc nhọn như đinh, mảnh thủy tinh ….. Vì vậy, ở giữa phần đế và lót giày cần có một lớp làm từ thép hoặc vật liệu có khả năng chống chịu các vật sắc nhọn đâm thủng từ dưới lên.
  • Đặc tính tiêu tán tĩnh (SD): Để giảm nguy cơ do điện trở của giày ủng quá thấp có thể tồn tại ở những nơi cần có giày ủng SD. Giày dép SD phải giảm tĩnh điện dư thừa bằng cách dẫn điện (từ cơ thể) xuống đất đồng thời duy trì mức điện trở cao để bảo vệ người mặc.
  • Khả năng chống cắt: Giày bảo hộ lao động phải bảo vệ vùng bàn chân giữa ngón chân và cẳng chân khi vận hành máy cưa xích.

 Tiêu chuẩn EN ISO 20345

 

 

 

Khái niệm tiêu chuẩn châu Âu EN ISO 20345

EN ISO 20345 chính là tiêu chuẩn của châu Âu đối với giày bảo hộ lao động. Do đó, những đôi giày bảo hộ nào trên thị trường sở hữu tiêu chuẩn EN ISO 20345 này đều có ý nghĩa đó là chúng có khả năng chống đâm xuyên, chống dập ngón, chống các ảnh hưởng do nhiệt gây nên, chống trơn trượt hay những nguy hại trong quá trình làm việc.

Tiêu chuẩn ISO 20345 đã trải qua rất nhiều lần thay đổi và phát triển. Từ EN 345, sau đó đến EN ISO 20345: 2004 đến EN ISO 20345: 2007 và cuối cùng gần đây nhất là EN ISO 20345: 2011. Tiêu chuẩn giày an toàn này yêu cầu tất cả giày an toàn phải có bảo vệ chân trước chống va đập 200J

Một số ký hiệu trong tiêu chuẩn EN ISO 20345

Trước hết là ký hiệu cho giày bảo hộ:

  • SB: Mũi chống dập ngón. Đế chống trượt (SRA + SRB hoặc SRC)
  • S1: Các tính năng của SB. Chống tĩnh điện. Đế chống dầu. Gót hấp thụ xóc
  • S1P: Các tính năng của S1. Đế lót chống đâm xuyên
  • S2: Các tính năng của S1. Chống thấm nước
  • S3: Các tính năng của S2. Lót chống đâm xuyên

Và dưới đây là ký hiệu cho sản phẩm ủng bảo hộ:

  • SB: Mũi chống dập ngón. Đế chống trượt (SRA + SRB hoặc SRC)
  • S4: Các tính năng của SB. Chống tĩnh điện. Chống dầu. Chống xóc. Chống dập ngón. Chống thấm nước
  • S5: Các tính năng của S4. Lót chống đâm xuyên

Các sản phẩm ủng bảo hộ đáp ứng tiêu chuẩn EN ISO 20345 S4 và S5 có khả năng chống nước gần như tuyệt đối.

Sự khác nhau của ASTM 2413 và EN ISO 20345

 

 

  • Đầu tiên thì tiêu chuẩn ASTM F2413 là tiêu chuẩn của Mỹ còn tiêu chuẩn EN ISO 20345 thì là tiêu chuẩn của Châu Âu. Tuy nhiên, hai tiêu chuẩn này đều là những tiêu chuẩn hàng đầu thế Thế Giới, những sản phẩm đáp ứng được tiêu một trong hai tiêu chuẩn trên đều có thể lưu hành và sử dụng trên nhiều quốc gia khác nhau.
  • – Tiêu chuẩn F2413 là tiêu chuẩn mà những sản phẩm muốn đáp ứng được thì đều phải có khả năng cách chống điện giật. Còn tiêu chuẩn ISO 20345 thì phải đáp ứng được khả năng chống chịu tác động cơ học bảo vệ bàn chân lên tới 200J
  • Trên đây là tổng quan về tiêu chuẩn ASTM F2413 và tiêu chuẩn EN ISO 20345, hi vọng sau bài viết này mọi người có thêm thông tin và phân biệt được giữa hai tiêu chuẩn này.

Comments

Comment facebook
Scroll