QCVN 24:2014 – Quy chuẩn quốc gia về găng tay cách điện

Mỗi một thiết bị bảo hộ trước khi đến tay người tiêu dùng đều cần phải nghiên cứu và sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn, quy định mà quốc tế hay mỗi quốc gia đề ra. Nên mỗi một loại găng tay bảo hộ đặc biệt là nhưng loại găng tay đòi hỏi tính an toàn cao như găng tay cách điện thì cần phải theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng biệt.

Mỗi một thiết bị bảo hộ trước khi đến tay người tiêu dùng đều cần phải nghiên cứu và sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn, quy định mà quốc tế hay mỗi quốc gia đề ra. Nên mỗi một loại găng tay bảo hộ đặc biệt là những loại găng tay đòi hỏi tính an toàn cao như găng tay cách điện thì cần phải theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng biệt.

Một trong số các quy chuẩn đấy phải kể đến là quy chuẩn QCVN 24:2014/BLĐTBXH. Bạn đã biết về tiêu chuẩn này chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi ngay ở bài viết dưới đây.

Tiêu chuẩn QCVN 24:2014 là gì?

 

 

QCVN 24:2014/BLĐTBXH là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với găng tay cách điện do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã hội theo ban hành theo Thông tư số 37/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2014, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Quy định chung

  1. Phạm vi điêu chỉnh

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật về mức giới hạn, phương pháp thử đối với:

  • Găng tay và găng tay bao nhiêu ngón dùng để cách điện được sử dụng cùng với găng tay bảo hộ lao động bằng da trùm ra ngoài găng tay cách điện để bảo vệ người lao động;
  • Găng tay và găng tay bao nhiêu ngón dùng để cách điện có thể sử dụng mà không cần găng tay khác trùm ra ngoài để bảo vệ người lao động.

      2. Đối tượng áp dụng

  • Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ và sử dụng găng tay cách điện.
  • Các tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

       3. Giải thích từ ngữ

 

 

Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  • Găng tay cách điện là găng tay làm bằng vật liệu đàn hồi hoặc nhựa dẻo, được sử dụng để bảo vệ người lao động khỏi các nguy hiểm về điện;
  • Găng tay kết hợp là găng tay dùng để cách điện có kết hợp bảo vệ cơ;
  • Găng tay kết hợp loại dài là găng tay kết hợp được sử dụng để bảo vệ toàn bộ cánh tay đến nách của người lao động;
  • Găng tay bao nhiều ngón là găng tay trong đó nhiều ngón tay được bao trong một vỏ;
  • Găng tay có miệng găng hình chuông là găng tay có hình dạng rộng ra từ cổ găng đến miệng găng để dễ dàng kéo trùm lên tay áo dày;
  • Găng tay vát là găng tay được tạo hình tại phần trên cùng của ống găng để dễ dàng gập cánh tay lại;
  • Găng tay có ngón cong là găng tay có các ngón tay hơi gập lại ở tư thế ứng với tư thế của bàn tay khi cầm vật thể;
  • Găng tay có lớp lót là găng tay có lớp bên trong bằng vải gắn với lớp nhựa dẻo hoặc chất đàn hồi;
  • Chất đàn hồi gồm có cao su, mủ cao su và hợp chất dạng đàn hồi có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo hoặc hỗn hợp hoặc kết hợp cả hai;
  • Nhựa dẻo là vật liệu có chứa chủ yếu là chất trùng hợp chất cao phân tử, và ở một giai đoạn nào đó trong qui trình xử lý ra thành phẩm có thể được định hình bằng cách nóng chảy;
  • Miệng găng là phần hở của găng tay phía ống găng;
  • Mép gập ở miệng găng là mép gập hoặc mép tăng cường của găng tay tại miệng găng;
  • Kẽ găng là phần của găng tay tại tiếp giáp giữa 2 ngón tay, hoặc giữa ngón tay và ngón cái;
  • Ống găng là phần của găng tay từ cổ găng đến phần hở của găng tay;
  • Lòng găng là phần của găng tay trùm lên lòng bàn tay;
  • Cổ găng là phần hẹp nhất của găng tay phía miệng găng;
  • Phóng điện đánh thủng là phóng hồ quang sau khi đánh thủng điện môi;
  • Điện áp danh nghĩa (của hệ thống) là giá trị gần đúng thích hợp của điện áp được sử dụng để gọi tên hoặc nhận biết hệ thống;
  • Điện áp thử nghiệm kiểm chứng là điện áp quy định đặt lên sản phẩm trong thời gian xác định ở các điều kiện quy định để khẳng định rằng độ bền điện của cách điện cao hơn giá trị quy định;
  • Điện áp thử nghiệm khả năng chịu điện áp là điện áp mà sản phẩm chịu được mà không bị phóng điện đánh thủng hoặc không hỏng hóc về điện khác khi điện áp được đặt trong các điều kiện quy định;
  • Thử nghiệm chấp nhận là thử nghiệm theo thỏa thuận để chứng minh với khách hàng rằng sản phẩm đáp ứng các điều kiện nhất định về yêu cầu kỹ thuật của nó.
  • Thử nghiệm thường xuyên là thử nghiệm mà từng sản phẩm riêng rẽ phải chịu trong quá trình sản xuất hoặc sau khi sản xuất để đảm bảo sản phẩm phù hợp với các tiêu chí nhất định;
  • Thử nghiệm lấy mẫu là thử nghiệm trên một số sản phẩm được lấy ngẫu nhiên từ một mẻ sản phẩm;
  • Thử nghiệm điển hình là thử nghiệm một hoặc nhiều sản phẩm được sản xuất theo một thiết kế nhất định để chứng tỏ thiết kế này đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhất định

Quy định về kỹ thuật

 

 

 

1. Phân loại

Găng tay được phân loại như sau:

  • Theo cấp bao gồm: cấp 00, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4
  • Theo thuộc tính riêng

Loại A – khả năng chịu axít
Loại H – khả năng chịu dầu
Loại Z – khả năng chịu Ô Zôn
Loại R – khả năng chịu a xít, dầu, ô zôn
Loại C – Khả năng chịu nhiệt độ cực thấp

2. Yêu cầu về vật lý

  • Kết cấu găng tay cách điện có thể có hoặc không có lớp lót, có hoặc không có vỏ bọc ngoài, để bảo vệ chống ăn mòn hóa học, hoặc các phối hợp đặc biệt để giảm ảnh hưởng của ô zôn. Găng tay cách điện để bảo vệ về điện thường được làm từ chất đàn hồi. Găng tay kết hợp thường được làm từ chất đàn hồi hoặc nhửa dẹo. Trong trường hợp bị ăn mòn quá mức hoặc hỏng quá mức phần bên ngoài của găng tay kết hợp loại dài làm từ các lớp có màu sắc khác nhau thì lớp màu khác bên dưới sẽ xuất hiện.
  • Về hình dạng: Găng tay phải có miệng găng. Găng tay có thể được chế tạo có hoặc không có mép gập ở miệng găng.
  • Kích thước của găng tay phải phù hợp với quy định tại khoản 5.1.3 Điều 5.1 mục 5 của TCVN 8084:2009 (IEC 60903:2002) Làm việc có điện – Găng tay bằng vật liệu cách điện.
  • Chiều dày nhỏ nhất được xác định bằng khả năng đáp ứng được các thử nghiệm điện môi quy định tại Điều 5.3 Mục 5 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002). Chiều dày lớn nhất nhất trên bề mặt phẳng của găng tay (không tính phần găng nếu có) theo quy định tại Bảng 3 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002).
  • Chất lượng thành phẩm và chất lượng bề mặt: găng tay không được có các khuyết tật có hại trên cả bề mặt bên trong lẫn bề mặt ngoài mà có thể phát hiện khi thử nghiệm và xem xét kỹ lưỡng. Các bất thường có hại về vật lý được xác định là bất kỳ nét đặc trưng nào phá vỡ tính đồng nhất, độ nhẵn bề mặt như lỗ châm kim, nứt, phồng rộp, vết cắt, chất dẫn bên ngoài dính vào, nhăn, vết kẹp, vết lõm (không khí lẫn vào), gợn nhô lên và các dấu hiệu đúc dễ thấy. Vùng làm việc được xác định là tất cả các kẽ găng, lòng găng và phía lòng của các ngón tay và ngón cái. Bề mặt lòng găng và ngón tay được thiết kế để cải thiện việc cầm nắm không được xem là bất thường.

3. Găng tay có các thuộc tính riêng

    a. Khả năng chịu axít

Găng tay loại A phải chịu được a xít phải tuân theo khoản 8.7.1 Điều 8.7 mục 8 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002). Sau khi nhúng trong dung dịch a xít sunphuric, găng tay phải qua được các thử nghiệm dưới đây:

  • Thử nghiệm kiểm chứng điện n môi nhưng không phải chịu ổn định độ ẩm
  • Độ bền kéo và độ dãn dài tại thời điểm đứt: các giá trị đạt được không được nhỏ hơn 75% giá trị đạt
    được trên găng tay chưa nhúng axít.

    b. Khả năng chịu dầu
Găng tay loại H phải chịu được các thử nghiệm quy định ở khoản 8.7.2 Điều 8.7 mục 8 của TCVN 8084:
2009 (IEC 60903:2002)

  • Thử nghiệm kiểm chứng điện môi nhưng không phải chịu ổn định độ ẩm;
  • Độ bền kéo và độ dãn dài tại thời điểm đứt: giá trị đạt được không được nhỏ hơn 50% giá trị đạt được trên găng tay chưa nhúng dầu.

   c. Khả năng chịu ôzôn
Găng tay loại Z phải chịu được ôzôn phải tuân theo khoản 8.7.3 Điều 8.7 mục 8 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002). Sau khi ổn định, găng tay phải cho thấy không có các vết nứt khi quan sát bằng mắt thường. Từng găng tay cũng phải qua được thử nghiệm kiểm chứng điện môi nhưng không phải chịu ổn định độ ẩm.

  d. Khả năng chịu axit, dầu và ôzôn
Găng tay loại R phải chịu được a xít, dầu và ôzôn

e. Khả năng chịu nhiệt độ cực thấp
Găng tay loại C phải chịu được nhiệt độ cực thấp. Găng tay không được bị rách, thủng hoặc nứt nhìn thấy được sau khi chịu thử nghiệm nhiệt độ cực thấp phải tuân theo khoản 8.7.4 Điều 8.7 mục 8 của TCVN
8084: 2009 (IEC 60903:2002). Từng găng tay cũng phải qua được thử nghiệm kiểm chứng điện môi nhưng không phải chịu ổn định độ ẩm.

Quy định về quản lý

 

1. Găng tay cách điện sản xuất trong nước

  • Găng tay cách điện (https://eco3d.vn/nhom-hang/gang-tay-cach-dien) sản xuất trong nước phải
    được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn
    này.

Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội chỉ định thực hiện và thực hiện theo phương thức: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình
sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
(Phương thức 3 trong « Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù
hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật » ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày
12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

  • Găng tay cách điện sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp
    quy và ghi nhãn theo quy định hiện hành của Việt Nam, với các thông tin tối thiểu tại Điều 5.7 mục 5
    của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002), được đóng gói theo quy định tại Điều 5.8 mục 5 của TCVN
    8084: 2009 (IEC 60903:2002).

2. Găng tay cách điện nhập khẩu

được chứng nhận hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.

  • Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thừa nhận tiến hành.
  • Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (Phương thức 7 trong « Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh
    giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật » ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TTBKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
  • Trong trường hợp các găng tay cách điện nhập khẩu mà theo thỏa thuận song phương, đa phương giữa các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất
    khẩu găng tay cách điện quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu thì các găng tay
    cách điện này được miễn kiểm tra nhập khẩu.
  • Găng tay cách điện nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định tại Điều 5.7 mục 5 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002) và theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Đóng gói theo quy định tại Điều 5.8 mục 5 của TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002).

3. Găng tay cách điện lưu thông trên thị trường

  • Găng tay cách điện lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định.
  • Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc thanh tra, kiểm tra chất lượng đối với găng tay cách điện lưu thông trên thị trường như đối với các sản phẩm sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.

4. Quản lý sử dụng găng tay cách điện

  • Găng tay cách điện phải được bảo quản trong môi trường khô ráo thoáng mát, cách xa vật phát nhiệt,
    không bị ảnh hưởng của các dung môi có hại và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Sử dụng găng tay cách điện đúng mục đích, theo đúng chức năng và theo đúng hướng dẫn của nhà
    sản xuất.
  • Găng tay cách điện phải được thử nghiệm thường xuyên ít nhất một lần trong 06 tháng.
  • Sau mỗi lần thử nghiệm phải có biên bản ghi lại kết quả thử nghiệm và thời hạn thử nghiệm tiếp theo
    đối với sản phẩm đạt yêu cầu. Không sử dụng găng tay cách điện nếu kết quả thử nghiệm không đạt

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

  • Các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng găng tay cách điện có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.
  • Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan kiểm tra chất lượng Găng tay cách điện tiến hành việc kiểm tra và cũng là căn cứ để cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành chứng nhận hợp quy.

Quy chuẩn này còn là căn cứ cơ quan thanh tra nhà nước về lao động tiến hành thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động.

Tổ chức thực hiện

  • Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và tổ chức việc thực Quy chuẩn này.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
  • Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết.

Trên đây là một số nội dung trong tiêu chuẩn QCVN 24:2014 mà bạn có thể tham khảo. K&L VINA hy vọng rằng đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu bạn đang tìm mua các sản phẩm thiết bị bảo hộ hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Trải qua 9 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Thương mại K&L Việt Nam đã có những bước phát triển không ngừng trong việc thi công, lắp đặt ,cung cấp thiết bị an toàn , bảo hộ lao động, công tác giám sát an toàn cho các công trình có giá trị lớn như: Lotte , Samsung , Posco, Hyundai….

Công ty TNHH thương mại K&L Việt Nam được thành lập theo quyết định số 0106141138 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 04/04/2013 với chức năng:

  • Hoàn Thiện công trình xây dựng
  • Dịch vụ hệ thống đảm bảo an toàn
  • Sản xuất, mua bán, gia công thiết bị an toàn.
  • Xây dựng các công trình đường sắt và đường bộ.
  • Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
  • Buôn bán máy móc thiết bị PCCN và đồ bảo hộ lao động
  • Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
  • Kinh doanh thiết bị, dụng cụ y tế
  • Dịch vụ tiếp thị và truyền thông quảng cáo
  • Dịch vụ hỗ trợ tổng hợp
  • Dịch vụ cho thuê, lắp đặt giàn giáo trọn gói cho các dự án

 

Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, đầy sáng tạo và năng động được đào tạo bài bản. Cùng sự góp sức của các lãnh đạo người nước ngoài dày dặn kinh nghiệm về kinh doanh ,cung cấp trang thiết bị an toàn cho các công trình tầm cỡ quốc gia. Chúng tôi tự hào khi mang đến cho khách hàng những máy móc thiệt bị an toàn, bảo hộ lao động , thiết bị , dịch vụ PCCN để đảm bảo an toàn cho con người và các công trình.

Song song đó, chúng tôi còn là nhà thi công lắp đặt hệ thống giàn giáo, hệ thống cấp thoát nước , hệ thông điện có chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng.

 

Comments

Comment facebook
Scroll